108 câu chuyện nhỏ đạo lý lớn

  • 13/06/2019
  • 2272
Cỡ chữ: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+) Nghe

Phân loại DDC: 171; Thông tin xb: Hà Nội: Mỹ thuật, 2011

Ngày nay, cùng với sự phát triển đi lên của xã hội, mỗi chúng ta được sống trong môi trường văn minh, hiện đại hơn, nhưng kéo theo đó cũng có nhiều vấn đề nảy sinh làm ảnh hưởng ít nhiều đến đời sống xã hội. Để giúp các em nhỏ có những câu chuyện hay, những bài học đạo đức nhẹ nhàng và tránh khỏi những thói hư, tật xấu; giúp hình thành nhân cách tốt, hướng các em trở thành người con ngoan, trò giỏi. Thư viện tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu xin trân trọng giới thiệu tới các bậc phụ huynh và các em thiếu nhi cuốn sách “108 câu chuyện nhỏ đạo lý lớn”.

“108 câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn” - Ngay từ tiêu đề của cuốn sách chúng ta đã thấy hai từ “Đạo lý”. Vậy “đạo lý” là gì mà mỗi con người luôn cần hướng đến?

Đạo lý, đạo đức có thể được định nghĩa là những tiêu chuẩn, nguyên tắc ứng xử trong mỗi gia đình, cộng đồng hay xã hội, được thừa nhận rộng rãi. Đạo đức là những nguyên tắc phải tuân theo trong quan hệ giữa người với người, giữa cá nhân với quan hệ xã hội. Đạo lý, hay nguyên lý đạo đức, luân thường đạo lý, đạo làm người, nhân đạo, đạo nghĩa, nghĩa lý là những cái lẽ hợp với khuôn phép, đạo đức ở đời.

Và chúng ta cũng biết, tâm hồn con trẻ được nuôi lớn trong những câu hát ru của bà, của mẹ. Bên cạnh đó, những câu chuyện cổ như suối nguồn yêu thương mang những bài học ý nghĩa nuôi dưỡng trẻ nên người. Cuốn sách “108 câu chuyện nhỏ đạo lý lớn” được trình bày bằng ngôn ngữ ngắn gọn, dễ hiểu, gần gũi. Đan xen vào đó là hình ảnh những nhân vật ngộ nghĩnh, đáng yêu. Những câu chuyện xoay quanh rất nhiều đề tài khác nhau trong cuộc sống tuy ngắn gọn nhưng nội dung hàm chứa nhiều ý nghĩa sâu sắc giúp các em định hình những thói quen tích cực và bồi dưỡng đời sống tình cảm phong phú, rèn luyện các phẩm chất tốt đẹp; để các em biết cách sống yêu thương, sẻ chia với cuộc đời.

Cuốn sách nhỏ nhắn với 209 trang chứa đựng 108 câu chuyện ngắn gọn và ý nghĩa, như câu chuyện “Cậu bé kiêu ngạo”: Truyện kể rằng có một cậu bé rất kiêu ngạo do từ bé đã được cả nhà chiều chuộng và luôn được khen là thông minh. Khi người cha mời thầy dạy chữ về, cậu ta không những không chú tâm lại luôn tỏ ra mình đã biết cả rồi. Đến khi gặp phải thử thách viết giấy mời cho bố, cậu ta mới lộ rõ sự vụng về của mình trong từng nét chữ. Đạo lý từ câu chuyện được rút ra như sau: “Không biết khiêm tốn mà cái gì cũng cho là biết rồi thì cuối cùng người chịu thiệt là bản thân mình”.

Hay câu chuyện “Có công mài sắt có ngày nên kim”: Lý Bạch là nhà thơ nổi tiếng thời Đường. Hồi nhỏ, Lý Bạch không thích đọc kinh thư hay sách lịch sử vì ông thấy rằng những cuốn sách ấy rất khô khan và tẻ nhạt. Nhưng khi nghe câu chuyện có công mài sắt có ngày nên kim từ một bà lão thì ông thay đổi hắn. Từ đó về sau ông chăm chỉ đọc sách và trở thành nhà thơ lớn nổi tiếng thế giới. Qua đó, toát lên đạo lý: Chỉ cần chăm chỉ, nỗ lực đến cùng thì nhất định sẽ thành công…

Còn rất rất nhiều những câu chuyện ý nghĩa khác, mỗi một câu chuyện sẽ mang lại cho người đọc nhiều điều thú vị, hầu hết có thể vận dụng vào cuộc sống giúp mỗi người trở nên hoàn thiện hơn, thành công hơn.

Không đơn thuần chỉ dừng lại ở đó, những câu chuyện trong cuộc sống tưởng chừng giản đơn ấy sẽ mang tới cho các em nhỏ bài học về triết lý làm người, về cách cư xử với mẹ với cha, về cách rèn luyện thói quen tốt hay trở thành một học trò ngoan...

Học đạo lý, học cách làm người không chỉ thông qua các bài học  thầy, cô giáo đã dạy trong nhà trường, mà mỗi người trong số chúng ta phải tự học tập, tu dưỡng qua sách báo và ngoài xã hội. Sự thành công, lẽ đương nhiên dành cho người ham học hỏi, có tài năng thực hành và luôn luôn suy nghĩ tìm tòi đổi mới.

Sách “108 câu chuyện nhỏ đạo lý lớn” thực sự là một cuốn sách hữu ích cho bất kỳ bậc cha mẹ, hay các em học sinh. Sách hiện có tại phòng Mượn và phòng Thiếu nhi Thư viện tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.

Rất hân hạnh được phục vụ quý bạn đọc.

Nguyễn Mến

Thư viện tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Mới nhất

Cuộc thi “Gia đình đọc sách – Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 được tổ chức với mục đích lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trong mỗi gia đình, cộng đồng; hướng tới xây dựng và hình thành nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, góp phần xây dựng xã hội học tập…

Ngày 11/7/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành văn bản số 2900/BVHTTDL-TV hướng dẫn Kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm 2025 trong lĩnh vực thư viện.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy, cho biết, vừa có văn bản đề nghị các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương... phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý phát triển và nhân rộng mô hình tủ sách gia đình, tủ sách dòng họ, tủ sách trường học, mô hình “Gia đình đọc sách - Gắn kết yêu thương”.

Xem nhiều nhất

“108 câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn” - Ngay từ tiêu đề của cuốn sách chúng ta đã thấy hai từ “Đạo lý”. Vậy “đạo lý” là gì mà mỗi con người luôn cần hướng đến?

Hướng về cơ sở và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Quán triệt quan điểm đó, Thư viện huyện Châu Đức luôn xác định Thư viện xã, thị trấn là cánh tay nối dài giúp cho Thư viện huyện phục vụ được tất cả người dân trên địa bàn, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa - nơi mà người dân còn khó khăn khi tiếp cận thông tin mới. Trong những năm qua, Thư viện huyện Châu Đức luôn chủ động, tích cực phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, huy động nhiều nguồn lực để xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cơ sở, đẩy mạnh hoạt động luân chuyển nhằm đưa sách báo đến tận tay người dân ở vùng sâu, vùng xa trên địa bàn