Lớp bồi dưỡng Kiến thức Chuyển đổi số ngành Thư viện tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu năm 2024

  • 17/06/2024
  • 69
Cỡ chữ: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+) Nghe

Ngày 17 tháng 06 năm 2024. tại Hội trường Thư viện tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu (BR-VT), Thư viện tỉnh BR-VT đã tổ chức khai mạc Lớp bồi dưỡng: Kiến thức Chuyển đổi số ngành Thư viện tỉnh BR-VT năm 2024. Tham dự khai mạc có ông Trần Công Sơn – Giám đốc Thư viện tỉnh BR-VT; ông Đỗ Thành Ân – Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Long Điền; ông Vĩnh Quốc Bảo – Phó Giám đốc Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh; các đại biểu, các phòng chức năng Thư viện và 100 học viên là cán bộ làm công tác Thư viện của ngành Văn hóa và Thể thao, ngành Giáo dục và Đào tạo, phụ trách Thư viện cấp tỉnh, Thư viện cấp xã, Thư viện chuyên ngành, Thư viện trường học, Phòng đọc cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh BR-VT.


Quang cảnh lớp bồi dưỡng

Phát biểu tại lễ khai mạc, Ông Trần Công Sơn - Giám đốc Thư viện tỉnh BR-VT mong muốn, qua lớp bồi dưỡng này, nhận thức và trình độ của những người làm công tác thư viện trên địa bàn tỉnh đối với công tác Chuyển đổi số sẽ được nâng lên một bước, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị mà Đảng và Nhà nước đã giao cho ngành Thư viện chúng ta. Góp phần thiết thực nâng cao vị thế, vai trò và hiệu quả hoạt động của hệ thống thư viện. 

Chương trình bồi dưỡng gồm 03 chuyên đề, học tập trong 05 ngày từ ngày 17/06/2024 đến ngày 21/06/2024. Được các đội ngũ giảng viên đến từ Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh và các kỹ sư, chuyên gia của Công ty Phần mềm Tin học Lạc Việt (TP. Hồ Chí Minh) hướng dẫn và truyền đạt các nội dung như sau:

Chuyên đề 1: Phổ biến, hướng dẫn triển khai thực hiện các quy định pháp luật về Chuyển đổi số ngành Thư viện; những điểm mới về quyền tác giả trong luật Sở hữu trí tuệ năm 2022 đối với hoạt động Thư viện và tác động của nó đến Chuyển đổi số ngành Thư viện. 

Chuyên đề 2: Tạo lập và tổ chức phục vụ tài nguyên thông tin số trong các Thư viện gồm: Quy trình số hóa, quản trị và xuất bản tài liệu đáp ứng các yêu cầu về bản quyền và trong các hoạt động Chuyển đổi số Thư viện; Tổng quan về Chuyển đổi số và các hoạt động Chuyển đổi số trong Thư viện; Tổng quan về các tài liệu của Thư viện đã và đang số hóa, khai thác số.

Chuyên đề 3: Hướng dẫn triển khai các ứng dụng của Phần mềm Phát triển Văn hóa đọc tỉnh BR-VT.


ThS. Vĩnh Quốc Bảo - Giảng viên Thư viện Khoa học Tổng hợp TP. Hồ Chí Minh chia sẻ với các học viên 

Lớp bồi dưỡng nhằm cung cấp kiến thức, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ Thư viện cho học viên về kiến thức Chuyển đổi số ngành Thư viện; chia sẻ, hỗ trợ các hoạt động chuyên môn và công tác Chuyển đổi số; từ đó, tạo ra một hệ sinh thái thư viện thông tin quốc gia, góp phần xây dựng, phát triển văn hóa đọc nói riêng và sự nghiệp văn hóa nói chung trong thời đại công nghiệp 4.0./.

Thư viện Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu


  • Phan Thị Cẩm Nhung

Mới nhất

Thực hiện Kế hoạch số 518-KH/BTGTW ngày 16 tháng 8 năm 2024 của Ban Tuyên giáo Trung ương về việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt, tuyên truyền nội dung cuốn sách “Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc” của cố Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng.

Khi các ngành công nghiệp hình ảnh ngày càng phát triển, thế hệ trẻ càng bị cuốn hút vào vô số kênh giải trí hấp dẫn trên internet và truyền hình. Nếu không có sự quan tâm gợi ý, hướng dẫn từ người lớn, trẻ em không có niềm vui tiếp xúc với sách và xây dựng thói quen đọc. Các câu lạc bộ (CLB) đọc sách ra đời đã và đang góp phần "truyền lửa" đọc và niềm yêu thích sách đến giới trẻ.

Với chủ đề “Phát triển văn hóa đọc thúc đẩy học tập suốt đời”, Tuần lễ hưởng ứng học tập suốt đời năm 2024 được tổ chức từ ngày 1 đến ngày 7/10, trong đó Lễ khai mạc Tuần lễ được tổ chức vào ngày 1/10.

Xem nhiều nhất

“108 câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn” - Ngay từ tiêu đề của cuốn sách chúng ta đã thấy hai từ “Đạo lý”. Vậy “đạo lý” là gì mà mỗi con người luôn cần hướng đến?

Hướng về cơ sở và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Quán triệt quan điểm đó, Thư viện huyện Châu Đức luôn xác định Thư viện xã, thị trấn là cánh tay nối dài giúp cho Thư viện huyện phục vụ được tất cả người dân trên địa bàn, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa - nơi mà người dân còn khó khăn khi tiếp cận thông tin mới. Trong những năm qua, Thư viện huyện Châu Đức luôn chủ động, tích cực phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, huy động nhiều nguồn lực để xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cơ sở, đẩy mạnh hoạt động luân chuyển nhằm đưa sách báo đến tận tay người dân ở vùng sâu, vùng xa trên địa bàn