Cải tạo không gian đọc cho trẻ em tại Châu Đức

  • 09/10/2020
  • 747
Cỡ chữ: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+) Nghe

Sách là kho tàng kiến thức khổng lồ. Ngày nay, trẻ em được tiếp cận với internet sớm mà dần mất đi thói quen đọc sách. Để nuôi dưỡng và hình thành việc đọc sách ngay từ nhỏ, những trang sách sẽ giúp trẻ tự tin, năng động và ham học hỏi. Trẻ độ tuổi này cũng cần có không gian để tìm tòi, rèn luyện các kỹ năng cũng như thể hiện sáng tạo, suy nghĩ của bản thân. Nắm bắt được điều đó, Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Châu Đức đã cải tạo không gian thư viện dành cho thiếu nhi. Phòng đọc thiếu nhi rộng 300m2 là nơi tập hợp rất nhiều đầu sách. Trong không gian ấm cúng, đậm nét trẻ thơ sẵn sàng chào đón thiếu nhi đến đọc, mượn sách và giải trí qua những trò chơi, bản vẽ, tô màu, giúp tăng cường kỹ năng ngôn ngữ, sự phát triển đa dạng, đồng bộ của trẻ.


Hệ thống giá, kệ, bàn ghế trong phòng thiếu nhi được sắp xếp khoa học. Nhiều sách, truyện tranh, thơ ca, câu đố… với số lượng lớn, phong phú, đa dạng, được bổ sung định kỳ, phù hợp với trẻ, được thay đổi linh hoạt, tạo hứng thú để trẻ có cơ hội tiếp cận nguồn tri thức mới.

Tại phòng thiếu nhi, trẻ được tự do làm quen với sách, chia sẻ việc đọc sách với các bạn trong nhóm nhỏ hoặc đọc sách độc lập. Bên cạnh, còn có một sân khấu để trẻ tham gia các trò chơi đóng vai theo tác phẩm văn học… giúp trẻ tự tin bộc lộ cá tính cũng như nuôi dưỡng những khả năng tiềm tàng của trẻ.


Phòng đọc thân thiện chính là cái nôi, là nơi khởi đầu cho sự phát triển toàn diện của trẻ. Cải tạo không gian đọc cho trẻ em tại Trung tâm Văn hóa, Thông tin và Thể thao huyện Châu Đức, giúp hoạt động thư viện đi vào chiều sâu, thực hiện tốt sứ mệnh phục vụ trẻ em, giúp những chủ nhân của tương lai có cơ hội trải nghiệm, hứng thú đọc sách và khám phá tri thức của nhân loại.

Trung tâm VHTT-TT huyện Châu Đức

  • Phan Thị Cẩm Nhung

Mới nhất

Cuộc thi “Gia đình đọc sách – Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 được tổ chức với mục đích lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trong mỗi gia đình, cộng đồng; hướng tới xây dựng và hình thành nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, góp phần xây dựng xã hội học tập…

Ngày 11/7/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành văn bản số 2900/BVHTTDL-TV hướng dẫn Kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm 2025 trong lĩnh vực thư viện.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy, cho biết, vừa có văn bản đề nghị các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương... phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý phát triển và nhân rộng mô hình tủ sách gia đình, tủ sách dòng họ, tủ sách trường học, mô hình “Gia đình đọc sách - Gắn kết yêu thương”.

Xem nhiều nhất

“108 câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn” - Ngay từ tiêu đề của cuốn sách chúng ta đã thấy hai từ “Đạo lý”. Vậy “đạo lý” là gì mà mỗi con người luôn cần hướng đến?

Hướng về cơ sở và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Quán triệt quan điểm đó, Thư viện huyện Châu Đức luôn xác định Thư viện xã, thị trấn là cánh tay nối dài giúp cho Thư viện huyện phục vụ được tất cả người dân trên địa bàn, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa - nơi mà người dân còn khó khăn khi tiếp cận thông tin mới. Trong những năm qua, Thư viện huyện Châu Đức luôn chủ động, tích cực phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, huy động nhiều nguồn lực để xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cơ sở, đẩy mạnh hoạt động luân chuyển nhằm đưa sách báo đến tận tay người dân ở vùng sâu, vùng xa trên địa bàn