Chuyển đổi Số: Hướng đi đột phá trong Phát triển Nông nghiệp - Nông thôn

  • 18/10/2023
  • 74
Cỡ chữ: Giảm (A-) Mặc định (A) Tăng (A+) Nghe


Chuyển đổi Số: Hướng đi đột phá trong Phát triển Nông nghiệp - Nông thôn

Chuyển đổi Số trong Nông nghiệp là quá trình ứng dụng các công nghệ kỹ thuật số từ sản xuất đến chế biến, phân phối, tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp, giúp hình thành Nông nghiệp Số, Nông nghiệp Thông minh.

 Điểm khác biệt cơ bản giữa Nông nghiệp Số và Nông nghiệp Truyền thống chính là ở việc áp dụng các Công nghệ Kỹ thuật Số vào toàn bộ hoạt động, làm thay đổi cách thức quản lý, sản xuất và tiêu thụ sản phẩm Nông nghiệp từ truyền thống sang hiện đại.

Trong lĩnh vực Nông nghiệp, nhiều quốc gia trên thế giới xây dựng các chương trình Chuyển đổi Số Quốc gia như là một chính sách ưu tiên phát triển hàng đầu.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, nhất là cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư, thì Chuyển đổi Số trong Nông nghiệp là xu hướng tất yếu, là giải pháp then chốt cho phát triển ngành Nông nghiệp Việt Nam một cách bền vững, giảm thiểu rủi ro, thiệt hại do tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu.

Để giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề Chuyển đổi Số ngành Nông nghiệp Việt Nam, Thư viện tỉnh BR-VT giới thiệu đến quý bạn đọc sưu tập chuyên đề: “Chuyển đổi Số: Hướng đi đột phá trong phát triển Nông nghiệp”. Chuyên đề gồm 4 phần:

Phần I: Các văn bản của Đảng và Nhà nước về Chuyển đổi Số ngành Nông nghiệp;

Phần II: Chuyển đổi số Nông nghiệp – Nông thôn;

Phần III: Chuyển đổi Số trong “Tam nông” thực trạng và giải pháp;

Phần IV: BR-VT: Chuyển đổi Số ngành Nông nghiệp – Nông thôn.

Bộ sưu tập có tại Thư viện Bà Rịa - Vũng Tàu. Chi tiết vui lòng xem tại:

https://thuvienbrvt.vn/ViewOnline/Index?id=395160&fileRowId=2919cca6-359a-4008-8e52-063852c0af06&type=digitaldocument

Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc!

Ngô Lan 

Phòng Thông tin - Thư viện tỉnh BR-VT

  • Phan Thị Cẩm Nhung

Mới nhất

Cuộc thi “Gia đình đọc sách – Phát triển tủ sách gia đình kết nối yêu thương” năm 2024 được tổ chức với mục đích lan tỏa, phát triển văn hóa đọc trong mỗi gia đình, cộng đồng; hướng tới xây dựng và hình thành nét đẹp trong đời sống văn hóa, tinh thần của người dân, góp phần xây dựng xã hội học tập…

Ngày 11/7/2024, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành văn bản số 2900/BVHTTDL-TV hướng dẫn Kế hoạch triển khai nhiệm vụ năm 2025 trong lĩnh vực thư viện.

Thứ trưởng Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch Trịnh Thị Thủy, cho biết, vừa có văn bản đề nghị các bộ, ngành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương... phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn các cơ quan, đơn vị thuộc quyền quản lý phát triển và nhân rộng mô hình tủ sách gia đình, tủ sách dòng họ, tủ sách trường học, mô hình “Gia đình đọc sách - Gắn kết yêu thương”.

Xem nhiều nhất

“108 câu chuyện nhỏ, đạo lý lớn” - Ngay từ tiêu đề của cuốn sách chúng ta đã thấy hai từ “Đạo lý”. Vậy “đạo lý” là gì mà mỗi con người luôn cần hướng đến?

Hướng về cơ sở và xây dựng đời sống văn hóa cơ sở là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta. Quán triệt quan điểm đó, Thư viện huyện Châu Đức luôn xác định Thư viện xã, thị trấn là cánh tay nối dài giúp cho Thư viện huyện phục vụ được tất cả người dân trên địa bàn, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa - nơi mà người dân còn khó khăn khi tiếp cận thông tin mới. Trong những năm qua, Thư viện huyện Châu Đức luôn chủ động, tích cực phối hợp chặt chẽ với các cấp, các ngành, huy động nhiều nguồn lực để xây dựng và phát triển mạng lưới thư viện cơ sở, đẩy mạnh hoạt động luân chuyển nhằm đưa sách báo đến tận tay người dân ở vùng sâu, vùng xa trên địa bàn